CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG CAO CƯƠNG

CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG CAO CƯƠNG

240 Lượt xem
 
 

Khi cuộc sống đang ngày càng phát triển, phương pháp đóng cọc bê tông đang được sử dụng phổ biến ở nhiều công trình khác nhau. Nó có tác dụng giúp cho công trình trở nên vững chắc, không bị sụt lún.

 

Lý do vì sao cần phải đóng cọc bê tông?

 

Không ít các công trình hiện nay vì thi công móng không đúng theo quy trình và không đảm bảo nên dẫn tới hiện tượng sụt lún hoặc đổ sập chỉ sau một thời gian sử dụng ngắn. Vì sao lại có hiện tượng này xảy ra? Trên thực tế, phần lớn các công trình này không được gia công kiên cố phần móng, không được đóng cọc đủ, đúng.

 

Thời gian trước đây, để đóng cọc người ta thường sử dụng búa công nghiệp. Tuy nhiên, loại này thường có một nhược điểm đó là gây ra chấn động và tiếng ồn vì thế nên nó đã bị cấm tại khu vực đông dân cư và nội thành. Để giúp mọi người có thể hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công thì đóng cọc bê tông đã được ra đời và áp dụng phổ biến trong nhiều công trình.

 

đóng cọc bê tông

 

Chức năng chính của đóng cọc đó là giúp công trình truyền tải trọng xuống dưới lớp đất dưới cùng những vị trí xung quanh. Hiện nay, móng cọc được lựa chọn sử dụng vô cùng rộng rãi. Người dùng có thể thực hiện hạ, đóng các loại cọc lớn xuống nhiều tầng đất sâu nên giúp khả năng chịu tải của móng được tốt hơn.

 

Ưu điểm của phương pháp đóng cọc bê tông

 

Khi thực hiện đóng cọc bê tông sẽ không gây ra tiếng ồn, cực kì êm ái. Đặc biệt, nó cũng không làm các công trình khác bị chấn động, có thể dễ dàng kiểm soát được chất lượng. Chẳng hạn với từng đoạn cọc sẽ được ép thử ở dưới lực ép, bạn hoàn toàn có thể xác định được chính xác cọc có sức chịu tải không thông qua lần ép cuối.

 

Quá trình thi công diễn ra gọn gàng, nhanh chóng, dễ dàng sơ bộ được tải trọng khi thực hiện đóng cọc, mức chi phí thực hiện cho mỗi cọc rơi vào khoảng từ 200.000 đồng cho tới 210.000 đồng/mét cọc. Tùy thuộc vào số lượng cọc và độ đóng sâu hay nông mà mức giá cũng có phần khác nhau.

 

đóng cọc bê tông

 

Phương án thực hiện đóng cọc bê tông diễn ra như thế nào?

 

Phương án 1

 

Thực hiện đào hố móng cho tới cao bằng đỉnh cọc. Tiếp đến cần phải sử dụng các thiết bị, máy móc ép để ép ọc tới độ sâu mong muốn. Phương án này có ưu điểm nổi bật là quá trình đào hố móng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, các đầu cọc không làm cản trở, không cần phải ép âm.

 

Tuy nhiên, nếu như ở những vị trí có mực nước ngầm cao thì cần đáo hố móng rồi mới mới thi công sẽ gặp nhiều khó khăn. Khi gặp phải trời mưa, cần phải thực hiện bơm hút toàn bộ nước ra khỏi hố mỏng. Quá trình di chuyển thiết bị, máy móc khi đóng cọc bê tông cũng gặp khá nhiều khó khăn.

 

Phương án 2

 

Thực hiện làm mặt bằng được san phẳng để việc vận chuyển thiết bị ép diễn ra dễ dàng, tiếp đến mới đóng cọc theo đúng mong muốn. Tuy nhiên, để đạt được cao trình đọc cọc cần phải thực hiện ép âm. Cọc muốn đóng ở chiều sâu thiết kế cần phải chuẩn bị các đoạn cọc dẫn bằng bê tông cốt thép hoặc thép. Đóng cọc xong phải thực hiện đào đất để phệ giằng đài dọc và phần đài thi công.

 

Phương án đóng cọc bê tông này có ưu điểm nổi bật là thiết bị ép cọc được di chuyển dễ dàng, thuận lợi kể cả trong điều kiện thời tiết mưa và cũng không hề bị tác động bởi mực nước ngầm, quá trình thi công diễn ra khá nhanh. Tuy nhiên, nó lại có nhược điểm là phải ép âm, việc đào đất hố móng cũng gặp phải khá nhiều khó thăn, cần thực hiện đào thủ công nhiều.

 

đóng cọc bê tông